Ra mắt CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Thái Nguyên

folder_openSự kiện, Tin tức
commentNo Comments

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ngày Quốc tế Bảo tàng, tối 17/5, Câu Lạc Bộ (CLB) Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức ra mắt tại Thành phố Thái Nguyên.

Bà Mai Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên phát biểu chúc mừng sự ra đời của CLB. Ảnh Báo Văn hóa

Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên Mai Thị Thúy Nga nhấn mạnh, áo dài Việt Nam không chỉ đơn thuần là một loại trang phục dân tộc, nó còn chứa đựng cả một bề dày lịch sử truyền thống văn hóa, tính triết lý, những quan niệm về thẩm mỹ, nghệ thuật, ý thức và tinh thần dân tộc của người Việt Nam.

Với dân tộc Việt Nam, áo dài đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc sắc, gắn với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam “anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Áo dài là trang phục không thể thiếu trong các sự kiện quan trọng của đất nước, của dân tộc, của gia đình, của dòng họ và cộng đồng.

Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của trang phục áo dài, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức và tham gia nhiều chương trình, hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, nhằm tôn vinh, lan tỏa giá trị của áo dài, khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm gìn giữ, phát huy di sản áo dài.

Với ý nghĩa đó, CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Thái Nguyên được thành lập với gần 500 thành viên, ghi tên Thái Nguyên vào danh sách những tỉnh, thành phố đầu tiên thành lập CLB.

Bà bày tỏ niềm tin vào CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh sẽ ngày càng lớn mạnh, thu hút được nhiều thành viên tham gia, luôn tăng cường kết nối, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau; tích cực tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiết thực, ý nghĩa để lan tỏa tình yêu, niềm tự hào về áo dài Việt Nam, gắn kết cộng đồng yêu thích áo dài, tạo ra một môi trường thân thiện và sáng tạo, trở thành một địa chỉ tin cậy để người Thái Nguyên gửi gắm những tác phẩm, sáng kiến tôn vinh áo dài.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Chủ nhiệm CLB Di sản Áo dài Việt Nam phát biểu tại sự kiện. Ảnh Báo Văn hóa

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Chủ nhiệm CLB Di sản Áo dài Việt Nam khẳng định, CLB Di sản Áo dài tỉnh Thái Nguyên ra mắt là hoạt động cụ thể để tôn vinh áo dài, lan tỏa và bảo tồn nét văn hóa trên bộ quốc phục của dân tộc

Bà Nguyễn Kim Oanh, Chủ tịch danh dự CLB di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh, áo dài là di sản quý giá mà tiền nhân để lại, là trang phục tôn vinh văn hóa truyền thống và vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam. Áo dài Việt Nam là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa dân tộc.

Bà Nguyễn Kim Oanh, Chủ tịch danh dự CLB di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Thái Nguyên phát biểu cho biết, sự kiện ra mắt CLB là niềm vinh dự, tự hào đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là Hội Nữ doanh nhân tỉnh Thái Nguyên

CLB Di sản Áo dài Việt Nam ra đời với sứ mệnh lan tỏa và bảo tồn nét văn hóa trên bộ quốc phục của dân tộc, góp phần xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận áo dài là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Với tinh thần tiếp tục nhân rộng các chuỗi hoạt động có ý nghĩa thiết thực tôn vinh áo dài, gắn với tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Thái Nguyên đã chính được thành lập.

“Sự kiện ra mắt CLB là niềm vinh dự, tự hào đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là Hội Nữ doanh nhân tỉnh Thái Nguyên…”, bà Nguyễn Kim Oanh cho biết.

Trao quyết định thành lập CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Thái Nguyên. Ảnh Báo Văn hóa

Thái Nguyên có 46 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có sắc màu, hoa văn trang phục đặc trưng, kết hợp với kiểu dáng phong phú sẽ tạo nên những chiếc áo dài mang nét đặc trưng của từng dân tộc.

CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Thái Nguyên là sự khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của áo dài trong đời sống đương đại, khơi dậy khát vọng và trách nhiệm giữ gìn áo dài, giáo dục ý thức bảo tồn giá trị văn hóa Việt Nam.

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Fill out this field
Fill out this field
Please enter a valid email address.
You need to agree with the terms to proceed

Menu